Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết
1. Nộp trả dự toán thực chi là việc đơn vị sử dụng ngân sách nộp trả kinh phí đã rút thực chi vào ngân sách nhà nước và số kinh phí này không được tiếp tục sử dụng (trả lại kho bạc và không được hồi lại số dự toán còn lại ở kho bạc)
2. Nghiệp vụ nộp trả dự toán thường xảy ra với các tình huống sau:
- Kinh phí đã rút bị thu hồi theo quyết định của kiểm toán nhà nước, các cấp có thẩm quyền.
- Cuối năm sử dụng không hết nộp lại: Số tạm ứng chi thường xuyên không được phép chuyển sang năm sau thì không được thanh toán tiếp, phải nộp trả vào NSNN.
Khi phát sinh các nghiệp vụ nộp trả dự toán, kế toán lập Phiếu chi, hoặc Ủy nhiệm chi kèm theo Giấy nộp trả kinh phí (Mẫu số C2-05a/NS) để ra kho bạc giao dịch nộp trả vào NSNN số kinh phí phải nộp lại.
Bước 1: Nộp trả kinh phí đã rút thực chi
1. Vào phân hệ Tiền mặt, chọn Lập phiếu chi\Phiếu chi nộp tiền vào NH, KB (hoặc vào phân hệ Tiền gửi, chọn Chi tiền\Chi tiền gửi).
2. Khai báo thông tin về Phiếu chi nộp tiền vào NH, KB hoặc Phiếu chi tiền gửi:
– Nhập thông tin chung: Người nhận, Địa chỉ, Lý do chi, Nộp vào TK, thông tin chứng từ.
– Tại mục Hạch toán, nhập chi tiết chứng từ: TK Nợ, Số tiền khôi phục, mục lục ngân sách.
Nếu nộp trả khoản đã rút tạm ứng: Chọn cột nghiệp vụ là Nộp trả – Thực chi.
– Nhấn Cập nhật hạch toán đồng thời, hệ thống tự động hạch toán TK Có – Số tiền âm tương ứng với nghiệp vụ đã chọn.
Lưu ý: Đối với các khoản nộp trả năm trước, anh/chị tự gõ TK đồng thời.
– Nhấn Cất.
3. Để in giấy nộp trả kinh phí, nhấn In, chọn C2-05a/NS: Giấy nộp trả kinh phí (Nghị định 11/2020/NĐ – CP).
Bước 2: Cuối năm hủy dự toán không được sử dụng tiếp
1. Vào phân hệ Kho bạc, chọn Huỷ dự toán\Huỷ dự toán.
2. Khai báo thông tin chứng từ:
– Nhập thông tin chung: Ngày QĐ, Số QĐ, Chương, Diễn giải, thông tin chứng từ
– Thông tin chi tiết chứng từ: Phần mềm mặc định sẵn TK Nợ 008222, nhập số tiền huỷ dự toán (số tiền âm).
– Nhập thêm Khoản, Mục hoặc Nhóm mục chi (tuỳ vào thiết lập tại Hệ thống\Tùy chọn\Nghiệp vụ có tích chọn Chi tiết đến Nhóm mục chi hay Mục).
3. Nhấn Cất.