Kế toán viên lập hồ sơ giao dịch

Trước khi sử dụng chức năng Kho bạc điện tử, kế toán phải lập đầy đủ các chứng từ kho bạc phát sinh trong kỳ, ví dụ như Rút dự toánChuyển khoản kho bạc

Sau khi lập các chứng từ kho bạc phát sinh trong kỳ, kế toán viên kết nối vào hê thống DVC và lập bộhồ sơ giao dịch với KBNN ngay trên phần mềm MISA Mimosa 2025.

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

Lưu ý: Điều kiện phê duyệt chứng từ của Kho bạc

1. Chung:

  • Tiêu đề hồ sơ: 
    • Tối đa 150 ký tự
    • Diễn giải dòng chi tiết chứng từ: tối đa 240 ký tự

2. Mẫu C2-02: Giấy rút dự toán

– Nội dung bắt buộc:

  • Trên mẫu Rút dự toán chuyển khoản, tích ô Chuyển khoản.
    • Đơn vị nhận tiền
    • Địa chỉ
    • Số TK
    • Tại KBNN (NH)
  • Trên mẫu Rút dự toán tiền mặt, tích vào ô Tiền mặt tại NH, Tiền mặt tại KB.
    • Hoặc người nhận tiền
    • Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp.

– Giới hạn số dòng chi tiết:

  • C2-02a:
    • Nếu Diễn giải chi tiết dài (mỗi diễn giải chi tiết khoảng hơn 5 dòng 240 ký tự) tối đa 8 dòng chi tiết.
    • Nếu Diễn giải chi tiết ngắn (mỗi diễn giải chi tiết chỉ 1 dòng khoảng 62 ký tự) tối đa được 43 dòng.
  • C2-02b:
    • Nếu Diễn giải chi tiết dài (mỗi diễn giải chi tiết khoảng 4 dòng 240 ký tự) tối đa 16 dòng chi tiết.
    • Nếu Diễn giải chi tiết ngắn (mỗi diễn giải chi tiết chỉ 1 dòng khoảng 43 ký tự) tối đa được 48 dòng.

3. Mẫu C4-02: Ủy nhiệm chi

– Nội dung bắt buộc:

  • Trên mẫu Ủy nhiệm chi, tích ô Chuyển khoản.
    • Đơn vị nhận tiền
    • Địa chỉ
    • Tài khoản
    • Tại KBNN (NH)
  • Trên mẫu Ủy nhiệm chi, tích vào ô Tiền mặt tại NH, Tiền mặt tại KB.
    • Hoặc người nhận tiền
    • Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp.

– Giới hạn số dòng chi tiết:

  • C4-02a:
    • Nếu Diễn giải chi tiết dài (mỗi diễn giải chi tiết khoảng hơn 2 dòng 240 ký tự) tối đa 3 dòng chi tiết.
    • Nếu Diễn giải chi tiết ngắn (mỗi diễn giải chi tiết chỉ 1 dòng khoảng 87 ký tự) tối đa được 16 dòng.
  • C4-02b:
    • Nếu Diễn giải chi tiết dài (mỗi diễn giải chi tiết khoảng 4 dòng 240 ký tự) tối đa 3 dòng chi tiết.
    • Nếu Diễn giải chi tiết ngắn (mỗi diễn giải chi tiết chỉ 1 dòng khoảng 49 ký tự) tối đa được 16 dòng.

Bước 1: Kết nối DVC

1. Vào phân hệ Kho bạc điện tử. Nhấn Kết nối DVC hoặc Kế toán viên lập hồ sơ giao dịch.

2. Nhâp Tên đăng nhập và Mật khẩu của kế toán viên (là tài khoản đăng nhập vào hệ thống DVC) để kết nối tới hệ thống DVC của KBNN.

3. Tích chọn Lưu thông tin kết nối để phần mềm lưu lại thông tin đăng nhập cho lần đăng nhập sau.

4. Nhấn Kết nối.

Bước 2: Kế toán lập hồ sơ giao dịch

Anh/chị có thể lập hồ sơ giao dịch KBNN tại phân hệ Kho bạc điện tử hoặc lập trực tiếp tại màn hình lập chứng từ.

Cách 1: Lập hồ sơ tại phân hệ Kho bạc điện tử

1. Chọn phân hệ Kho bạc điện tử. Nhấn Kế toán viên lập hồ sơ giao dịch.

2. Tại mục Quản lý hồ sơ thanh toán – chứng từ, nhấn Thêm.

3. Khai báo thông tin trên giao diện Thêm mới hồ sơ:

Mã hồ sơ: Mã chương trình mặc định. Trong đó:

  • M: Mã KBNN quy định cho MISA
  • 25: Năm hạch toán
  • 3028932: Mã QHNS của đơn vị
  • 0003: Mã giao dịch tại KBNN
  • 5 ký tự cuối: Số thứ tự hồ sơ
  • Trường hợp trùng mã hồ sơ thì chỉ được sửa số thứ tự hồ sơ hoặc nhấn Nạp để nạp lại dữ liệu.

– Trong trường hợp đơn vị có nhiều dữ liệu kế toán chung 1 mã QHNS thì mã hồ sơ hay số chứng từ kho bạc giữa các dữ liệu kế toán sẽ bị trùng nhau, không gửi được hồ sơ giao dịch vào hệ thống DVC KBNN

>> Trường hợp này anh/chị nhấn vào biểu tượng hình cây bút để thiết lập lại mã hồ sơ giao dịchsố chứng từ kho bạc.

Cách thiết lập như sau:

  • Tích chọn Áp dụng thiết lập cho chương trình.
  • Nhập Hậu tố cho Mã hồ sơ giao dịchSố chứng từ kho bạc. Mã số sơ giao dịch Số chứng từ kho bạc sẽ lấy theo cách thiết lập này, nên sẽ không bị trùng nhau nếu đơn vị có nhiều dữ liệu kế toán.

– Nhập Ngày tạo. Thông tin này sẽ là căn cứ để phần mềm lấy lên các chứng từ kho bạc tương ứng.

– Nhập Tiêu đề hồ sơ

4. Nếu tích chọn Có chứng từ thanh toán:

  • Nhấn Thêm mẫu chứng từ
  • Chọn Nghiệp vụ. Ví dụ Rút dự toán chuyển khoản.
  • Chọn Số tài khoản giao dịch với KBNN
  • Chọn Số chứng từ kế toán.
  • Tích chọn các mẫu chứng từ cần nộp.
  • Nhấn vào biểu tượng kính lúp để xem trước các mẫu chứng từ.
  • Nhấn Thêm.

  • Nhấn Tải lên file đính kèm để đính kèm file (nếu có). Nhập thêm Thông tin tài liệu.
  • Nhấn Hồ sơ liên kết nếu cần đính kèm hồ sơ liên quan. Nhập thêm Tiêu đề.
  • Nhấn Thêm mẫu chứng từ nếu cần thêm các chứng từ giao dịch khác.

5. Nếu tích chọn Không Chứng từ chuyển khoản thì chỉ cần Tải lên các file đính kèm, Hồ sơ liên kết.

6. Sau khi đã hoàn tất, nhấn Cất.

7. Sau khi cất hồ sơ thành công, chương trình tự động sinh thêm cột Số CT điện tử để KBNN kiểm soát chứng từ và phê duyệt hồ sơ cho đơn vị.

8. Nhấn Gửi phê duyệt để gửi hồ sơ cho kế toán trưởng phê duyệt. 

9. Hồ sơ sau khi gửi phê duyệt có trạng thái giao dịch là Chờ kế toán trưởng phê duyệt.

Cách 2: Lập hồ sơ trực tiếp tại màn hình lập chứng từ

Ví dụ: Kế toán cần lập hồ sơ rút dự toán chuyển khoản lương, bảo hiểm để nộp trực tuyến lên DVC KBNN.

1. Trên chứng từ Chuyển khoản kho bạc đã lập, nhấn In, chọn mẫu báo cáo cần in. Trường hợp này chọn in mẫu C2-02a/NS: Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước.

2. Khai báo tham số báo cáo. Nhấn Đồng ý.

3. Tại màn hình in báo cáo, chọn Lập hồ sơ KBĐT

4. Sau khi chọn lập hồ sơ KBĐT:

  • Nếu anh/chị đã đăng nhập DVC trước đó, phần mềm hiển thị giao diện khai báo thông tin hồ sơ giao dịch với kho bạc. Nhập thông tin tạo hồ sơ giao dịch. Nhấn Đồng ý.

  • Nếu anh/chị đã chưa thực hiện kết nối DVC trước đó, phần mềm sẽ hiển thị giao diện đăng nhập để kết nối DVC. Sau khi kết nối, phần mềm hiển thị giao diện khai báo thông tin hồ sơ giao dịch với kho bạc. Nhập thông tin tạo hồ sơ giao dịch. Nhấn Đồng ý.

5. Phần mềm hiển thị màn hình Thêm mới hồ sơ thanh toán, anh/chị thực hiện tương tự như Cách 1.

Cập nhật 18/12/2024

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY